*Các con số gây lỗ được tính thêm yếu tố lạm phát và đưa về giá trị tiền USD của năm 2017.
Jupiter Ascending (2015) - lỗ ước tính 80 triệu USD: Hãng Warner Bros. cùng chị em đạo diễn nhà Wachowski ấp ủ thực hiện chuỗi phim khoa học viễn tưởng mới nhằm kế nhiệm The Matrix - Ma trận.Được rót cho tới 176 triệu USD, nhưng Jupiter Ascending lại sở hữu phần kịch bản nghèo nàn và nhiều lần bị trì hoãn ra rạp. Hậu quả là tác phẩm thất bại trong việc tìm thấy tiếng nói chung với cả giới phê bình khó tính lẫn khán giả đại chúng, và chỉ thu về hơn 183 triệu USD. Ảnh: Warner Bros.
ĐỌC THÊM:
>> 5 bộ phim hè có thể gia nhập câu lạc bộ "tỷ đô" trong năm 2017
>> "Phần mới" về Voldemort của loạt phim Harry Potter hé lộ trailer đầu tiên đầy bí ẩn
Heaven's Gate (1980) - lỗ ước tính 121 triệu USD: Phim lấy bối cảnh thế kỷ XIX có kinh phí sản xuất 44 triệu USD, nhưng chỉ mang về cho các nhà sản xuất vỏn vẹn 3,5 triệu USD. Nếu tính cả yếu tố lạm phát,Heaven's Gate đã gây lỗ cho United Artists tới hơn 120 triệu USD. Bộ phim đã gần như chấm dứt sự nghiệp của đạo diễn Michael Cimino, đồng thời mở ra hướng làm việc mới tại Hollywood. Kể từ sauHeaven's Gate, các nhà sản xuất tại Hollywood dần trở thành những người kiểm soát chính phần chi phí, thay vì chỉ là đạo diễn. Ảnh: United Artists.
Sahara (2005) - lỗ ước tính 121 triệu USD: Quá trình kiểm toán đã đưa ra những con số rất bất ngờ, và báo chí quốc tế ngờ vực rằng giữa hãng Paramount và chính phủ Morocco đã có giao dịch bất chính trong quá trình thực hiện Sahara. Dù thế nào, dự án hành động có sự tham gia của Matthew McConaughey và Penélope Cruz vẫn là quá đắt đỏ. Kinh phí sản xuất Sahara tại thời điểm đầu thế kỷ XXI lên tới 160 triệu USD và chất lượng chỉ ở mức trung bình khiến phim thất bại. Ảnh: Paramount.
The Lone Ranger (2013) - lỗ ước tính 96-121 triệu USD: Đây là một trong những tác phẩm đáng quên của Johnny Depp khi The Lone Ranger không thể hồi sinh một thương hiệu quen thuộc của nền văn hóa đại chúng Mỹ, cũng như bị giới phê bình chỉ trích nặng nề. Chỉ riêng kinh phí sản xuất (chưa tính marketing) dành cho bộ phim đã lên tới 225 triệu USD, và thu lãi từ một tác phẩm có chất lượng chỉ ở mức trung bình là điều bất khả thi. Ảnh: Disney.
John Carter (2012) - lỗ ước tính 125 triệu USD: Trước khi thống trị phòng vé toàn cầ, Disney quả là có quãng thời gian đáng quên. Dự định biến John Carter thành thương hiệu bom tấn mới dựa trên loạt truyện khoa học viễn tưởng của Edgar Rice Burroughs chết từ trong trứng nước bởi tập phim đầu tiên. Taylor Kitsch không phải là ngôi sao hạng A để cáng đáng toàn bộ John Carter, và phong cách kể chuyện của tác phẩm là quá cũ kỹ, không còn hợp với khán giả hiện đại. Hậu quả là John Carter gây lỗ tới 125 triệu USD sau khi đã ngốn của Disney 264 triệu USD để thực hiện. Ảnh: Disney.
Final Fantasy: The Spirits Within (2001) - lỗ ước tính 126 triệu USD: Final Fantasy có thể là một trong những thương hiệu game ăn khách nhất mọi thời đại, nhưng câu chuyện trên màn ảnh rộng lại rất khác. Sở hữu cốt truyện độc lập so với nguyên tác, The Spirits Within được ca ngợi là bước đột phá trong lĩnh vực phim hoạt hình khi ấy. Chỉ có điều, kinh phí sản xuất mà Square Enix và Sony phải bỏ ra lại quá lớn: 137 triệu USD. Giới phê bình chê rằng nội dung The Spirits Within quá thiếu cảm xúc, và biểu cảm khô cứng của các nhân vật trong phim đã không thể nào lôi kéo khán giả toàn cầu đến rạp. Ảnh:Sony.
The Fall of the Roman Empire (1964) - lỗ ước tính 126 triệu USD: Không phải quả 'bom xịt' nào cũng có chất lượng nội dung kém cỏi, như The Fall of the Roman Empire đã chứng minh. Dự án phim lịch sử về đế chế La Mã có sự tham gia của Alec Guinness và Sophia Loren tiêu tốn khoản tiền kỷ lục vào thập niên 1960 là 20 triệu USD và sau này chỉ thu về chưa đầy 5 triệu USD. Nếu tính thêm yếu tố lạm phát, số tiền lỗ mà hãng phim của nhà sản xuất Samuel Bronston phải chịu ước tính lên tới 126 triệu USD vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Samuel Bronston Production.
The Adventures of Pluto Nash (2002) - lỗ ước tính 126 triệu USD: Tác phẩm hài hước năm 2002 là dấu chấm hết cho thời kỳ huy hoàng tại phòng vé của danh hài Eddie Murphy. Với kinh phí sản xuất 100 triệu USD và tiền marketing 20 triệu USD, thành tích của The Adventures of Pluto Nash chỉ là 7,1 triệu USD. Đây là tác phẩm thất bại nặng nề nhất trong sự nghiệp Eddie Murphy và anh không thể phục hồi kể từ sau sự kiện đáng buồn đó. Ảnh: Outnow.
Mars Needs Moms (2011) - lỗ ước tính 137 triệu USD: 175 triệu USD (cả tiền sản xuất lẫn marketing) là con số cực khó để thu lời đối với một dự án phim hoạt hình. Disney đã liều lĩnh đặt cược với Mars Needs Moms, để rồi chuốc lấy thất bại cay đắng vào đầu năm 2011. Khoản tiền 39 triệu USD là thành tích mà bộ phim đạt được tại phòng vé. Ảnh: Disney.
Cutthroat Island (1995) - lỗ ước tính 137 triệu USD: Đảo Cắt cổ là lý do khiến Hollywood tránh xa đề tài cướp biển trên màn ảnh rộng trong suốt thời gian dài và cho tới khi Cướp biển Caribbean ra đời năm 2003. Sách kỷ lục Guinness từng xác nhận đây là bộ phim gây lỗ nặng nề nhất lịch sử khi chỉ thu 10 triệu USD so với kinh phí sản xuất và marketing lên tới hơn 100 triệu USD. Nếu tính cả yếu tố lạm phát, số tiền lỗ tương đương 137 triệu USD vào lúc này. Ảnh: Outnow.
47 Ronin (2013) - lỗ ước tính 151 triệu USD: Bị giới phê bình chê bai là 'nửa nạc nửa mỡ' khi cố gắng lồng ghép các yếu tố Hollywood vào trong một câu chuyện nổi tiếng của nước Nhật, 47 Ronin là điểm đáy sự nghiệp của Keanu Reeves. Quá trình ghi hình quá nhiều trục trặc và các cảnh quay thêm đẩy kinh phí sản xuất bộ Phim hanh dong này lên tới 225 triệu USD. Cuối cùng, 47 Ronin bị cả khán giả Mỹ lẫn Nhật Bản thờ ơ, và lọt vào danh sách các dự án điện ảnh thất bại nghiêm trọng nhất lịch sử. Ảnh: Outnow.
The 13th Warrior (1999) - lỗ ước tính 98-183 triệu USD: Có rất nhiều tranh cãi xung quanh dự án phim hành động giả tưởng của tài tử Antonio Banderas. Một số nguồn tin nội bộ cho rằng The 13th Warrior đã tiêu tốn tới 160 triệu USD (chưa kể tiền marketing), trong khi sau này chỉ thu về vỏn vẹn 61,7 triệu USD. Đây là bộ phim dựa trên cuốn Eaters of the Dead (1976) của Michael Crichton - tác giả tiểu thuyếtJurassic Park. Ảnh: Touchstone Pictures.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét